Danh mục sản phẩm

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline:

Hướng dẫn phân tích website đối thủ chi tiết nhất!

Sự cạnh tranh giữa các website để dành lấy vị trí top trên công cụ tìm kiếm ngày càng gay gắt hơn. Hiểu chính mình sẽ có được 50% cơ hội để chiến thắng, 50% còn lại lại phụ thuộc vào việc thấu hiểu đối thủ. Vì vậy bạn nên phân tích website đối thủ của mình để: có được cái nhìn sâu sắc về thị trường cạnh tranh, biết được đâu là điểm mạnh của họ để học hỏi, đâu là điểm yếu để tận dụng cơ hội vươn lên.

1Phân tích website đối thủ qua lượng truy cập

Lượng truy cập là dữ liệu thể hiện rõ nhất độ mạnh, yếu của một website. Thông qua tính năng Traffic Analytics của SEMrush, bạn sẽ biết được:

Tổng quan về traffic website

Kết quả tổng quan về traffic không chỉ hiển thị chỉ số lượng truy cập (visits) của cả 5 website, mà còn bao gồm các chỉ số liên quan khác như: số trang xem trên mỗi lượt truy cập (page/ visit), thời gian trung bình trên website (avg.visit duration), tỷ lệ thoát (bounce rate).

Dựa vào kết quả này, bạn sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh về tốc độ tăng trưởng traffic của website đối thủ, từ đó dễ dàng đánh giá được các đối thủ cạnh tranh theo mức độ từ cao đến thấp. Đồng thời biết được nội lực của website đang ở đâu so với đối thủ, để đưa ra những chiến lược cạnh tranh phù hợp nhất.

Ví dụ: Lấy website gốc là travel.com.vn để so sánh với 4 website còn lại. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng quan rằng sau 6 tháng travel.com.vn đã có những cải thiện về lượng truy cập: tăng 65% lượng truy cập, thời gian trung bình trên trang tăng và tỷ lệ thoát đang giảm đáng kế 17%. Hiện tại, vietravel chỉ đứng sau ivivu và vntrip về lưu lượng truy cập.

Ngoài việc các chỉ số được thể hiện ở dạng số liệu cụ thể, thì SEMrush còn biểu thị ở dạng biểu đồ đường để dễ so sánh mức độ tăng trưởng trong khoảng thời gian cụ thể. Nhìn vào biểu đồ này bạn sẽ thấy được xu hướng tăng trưởng chung trong ngành, biết được đâu là thời điểm có xu hướng tăng trưởng nổi bật để làm dữ liệu phát triển sau này. Đồng thời, qua đây bạn có thể thấy được chiến lược của các đối thủ như thế nào thông qua đường tăng trưởng traffic của từng website.

Ví dụ: Tiếp tục phân tích 5 website đối thủ ở trên, bạn có thể thấy tháng 8/2020 vietravel đang thay đổi tốc độ tăng trưởng của mình. Bên cạnh đó, ivivu.com đang bị tụt mất vị trí dẫn đầu cuộc đua, thay vào đó vntrip.vn đã vươn lên vị trí dẫn đầu. Điều này cho biết thị trường cạnh tranh đang bắt đầu có sự thay đổi. Dựa vào đây, chúng ta sẽ biết những ảnh hưởng, nguyên nhân của sự thay đổi này ở phần tiếp theo.

Phân tích website dựa trên nguồn truy cập

Đây là phần rất quan trọng trong quá trình phân tích traffic website. Nó là cơ sở giúp bạn xây dựng chiến lược hiệu quả, dựa vào việc nghiên cứu kênh mà đối thủ của bạn đang tập trung đầu tư và mức độ đầu tư như thế nào. Từ đó, xây dựng chiến lược tiếp thị đúng đắn và mang lại hiệu quả cao.

Ví dụ: Như kết quả phân tích website ở trên, traffic chủ yếu của vntrip.com đến từ nguồn Organic Search, cho thấy rằng website này đang đầu tư rất mạnh về dịch vụ SEO để kéo lượng truy cập tự nhiên cho website. Ngoài ra, chúng ta thấy rằng mức độ đầu tư giữa các website có sự chênh lệch khá lớn từ các nguồn khác nhau. Như vậy, để vượt qua hai đối thủ cạnh tranh “nặng ký” website travel.com.vn cần nỗ lực đầu từ vào SEO để cải thiện vị trí, thương hiệu của mình trên công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó đầu tư mạnh vào các kênh: Paid Search, Social để tăng cường traffic cho website.

nguồn traffic đến website

2Phân tích website đối thủ qua chiến lược từ khóa

Để một website được công cụ tìm kiếm tìm thấy một cách dễ dàng và đánh giá nội dung một cách thuận tiện, những người làm SEO chuyên nghiệp phải đặc biệt quan tâm chiến lược từ khóa của mình cũng như nắm bắt được chiến lược từ khóa của đối thủ cạnh tranh. Quá trình phân tích website đối thủ qua chiến lược từ khóa nhằm mục đích:

  • Phân tích website chi tiết thông qua các từ khóa của đối thủ, dựa trên các số liệu về lượt tìm kiếm, thứ hạng, độ khóa, CPC của mỗi từ khóa.
  • Tìm ra những từ khóa hiệu quả nhất, mang lại lưu lượng truy cập nhiều nhất của đối thủ.
  • Tìm kiếm cơ hội phát triển và cải thiện từ khóa khi so sánh từ khóa với nhiều website khác nhau.
  • Thu thập ý tưởng tiếp thị từ quảng cáo trực tuyến mới nhất của đối thủ dựa vào:
    + Số lượng từ khóa đối thủ đang triển khai
    + Lưu lượng truy cập thu được từ các từ khóa này
    + Ước tính chi phí để thu hút lưu lượng truy cập từ quảng cáo

Thông tin và số liệu về từ khóa được xem ở mục Keyword Gap trên công cụ SEMrush. Tương tự như phân tích traffic website, bạn có thể nhập tối đa 4 website đối thủ để kiểm tra.

Ngay lập tức, SEMrush sẽ đề xuất cho bạn cơ hội để phát triển chiến lược từ khóa bao gồm những từ khóa mà website của bạn chưa có hoặc quá yếu để mang lại traffic so với đối thủ. Việc của bạn là xem xét những từ khóa này có phù hợp để tiến hành tối ưu không. Vì nếu nội lực website còn yếu, rất khó để đẩy lên top các từ khóa có lượng tìm kiếm lớn.

Bên cạnh đó, biểu đồ tổng quan về mức độ trùng lặp từ khóa giữa các website cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về chiến lược từ khóa của đối thủ và chính mình. Dựa vào đây bạn sẽ tìm được “lỗ hổng” để khám phá và xây dựng chiến lược cho website của mình.

tổng quan về từ khóa

Phần quan trọng trong báo cáo này là bảng phân tích từ khóa của website bên dưới. Nó mô tả chi tiết toàn bộ các từ khóa của trang web với từng đối thủ cạnh tranh.

  • phân tích từ khóa
  • Shared: hiển thị từ khóa chung của tất cả các trang web có xếp hạng trong top 100. Tại đây bạn sẽ biết được chính xác thứ hạng của từng từ khóa so với đối thủ cạnh tranh, từ đó dễ dàng có cái nhìn tổng quan để chọn lọc ra những từ khóa cần được tối ưu lại để cải thiện vị trí.
  • Missing: những từ khóa mà tất cả các đối thủ của bạn đều có thứ hạng, nhưng bạn chưa có. Mục này giúp bạn tìm được “lỗ hổng” trong chiến lược từ khóa của mình để làm giàu bộ từ khóa. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ là bạn nên dựa vào nội lực hiện tại của website để chọn được từ khóa phù hợp nhất.
  • Weak: những từ khóa mà bạn có thứ hạng nhưng nó thấp hơn tất cả các đối thủ cạnh tranh. Nhiệm vụ lúc này là sắp xếp những từ khóa này theo mức độ ưu tiên để tối ưu lại, nhằm nâng cao vị trí so với đối thủ.
  • Strong: những từ khóa mà bạn xếp hạng cao hơn tất cả các đối thủ cạnh tranh. Dựa vào đây bạn sẽ biết được điểm mạnh của website mình tập trung vào những từ khóa nào, để có chiến lược giữ vững vị trí hoặc tận dụng cơ hội trên đà phát triển để đẩy SEO mạnh hơn.
  • Untapped: những từ khóa bạn không có xếp hạng nhưng một trong những đối thủ của bạn có. Chiến lược cho những từ khóa này sẽ tương tự như các từ khóa Missing.
  • Unique: những từ khóa bạn có thứ hạng nhưng không có đối thủ nào có. Đây là những từ khóa mang lại cơ hội tốt cho bạn, vì nó là lỗ hổng của đối thủ cạnh tranh. Do đó, cần đẩy mạnh những từ khóa này trên công cụ tìm kiếm.
  • All keyword: danh sách tổng hợp tất cả các từ khóa của bạn và đối thủ cạnh tranh.

Xây dựng Backlink chất lượng là công việc quan trọng nhất đối với SEOer, mặc dù chúng không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá xếp hạng website, nhưng chúng là một phần không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong việc tăng xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.

Báo cáo Backlink Gap trong SEMrush là công cụ hiệu quả để tiếp cận được các nguồn lực đang liên kết với đối thủ cạnh tranh của bạn. Thông qua đây, bạn sẽ nắm được chiến lược backlink của đối thủ như thế nào, biết đâu là website chất lượng để đặt backlink mang lại hiệu quả cao. Từ đó là cơ sở để lên kế hoạch xây dựng backlink phù hợp cho website của mình.

Để phân tích hồ sơ backlink trên website của đối thủ, bạn cũng lần lượt nhập các đối thủ mà mình kiểm tra vào. Kết quả phân tích sẽ bao gồm 2 phần:

Phần 1: Biểu đồ tổng quan về tình hình backlink của đối thủ.

Phân tích backlink của đối thủ.
Biểu đồ phân tích backlink website của đối thủ.
  • Authority Score (Điểm chất lượng của website): được đánh giá dựa trên các yếu tố về backlink, từ khóa,… của từng website, điểm càng cao thì chất lượng website càng tốt. Biểu đồ này giúp bạn đánh giá chung về chất lượng của một website cụ thể.
  • Referring Domains (Tên miền giới thiệu): tất cả những tên miền có chứa backlink trỏ về website của bạn. Đây là chỉ số biểu thị số lượng backlink trên website. Số lượng backlink chất lượng càng nhiều sẽ giúp tăng chất lượng và thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm.

Ví dụ: Dựa vào biểu đồ trên bạn có thể thấy ivivu.com là website có số lượng backlink nhiều nhất, nhưng điểm chất lượng website lại thấp hơn travel.com.vn, cho nên có thể backlink của travel.com.vn chất lượng hơn ivivu.com. Tuy nhiên, để xác định chính xác bạn cần phân tích thêm về nguồn backlink ở phần 2.

Ngoài ra, saigontourist.net đang có số lượng backlink thấp nhất, nên nếu muốn cạnh tranh với các website khác trong thời gian ngắn rất khó. Bởi nếu cố tình gắn quá nhiều backlink trong một khoảng thời gian ngắn rất dễ gặp phải hình phạt của Google. Thay vào đó, saigontourist.net hãy tạo ra những backlink thật sự chất lượng thay vì số lượng.

Để biết được đâu là nguồn mang về backlink chất lượng, bạn hãy xem tiếp kết quả phân tích bên dưới của SEMrush.

Phần 2: Bảng phân tích chi tiết backlink của các website.

Bảng phân tích chi tiết backlink của đối thủ cạnh tranh.
Bảng phân tích chi tiết backlink của đối thủ cạnh tranh.

Tại đây bạn sẽ nhìn thấy: toàn bộ các tên miền có chứa backlink của bạn và đối thủ (Referring Domain), điểm chất lượng của từng backlink (AS), mức độ phù hợp giữa website đang phân tích với tên miền được giới thiệu (Matches).

Sau đó, bạn sẽ dễ dàng so sánh và đánh giá được những tên miền nào nên đặt backlink để có hiệu quả tốt nhất, đây là những chỉ quan trọng để có được cái nhìn chi tiết hơn về chiến lược xây dựng backlink:

  • Best: nhũng tên miền đang chứa backlink của tất cả các đối thủ cạnh tranh
  • Weak: tên miền mà bạn có ít backlink hơn đối thủ cạnh tranh.
  • Strong: tên miền chỉ chứa backlink của bạn.
  • Shared: tên miền chứa cả backlink của bạn và đối thủ.
  • Unique: Những tên miền chỉ chứa backlink của một website.

Dựa vào bảng phân tích website này bạn có thể tìm ra những phương án tối ưu hơn cho việc xây dựng backlink:

  • Các tên miền ở mục Best và Weak là điểm yếu trong chiến lược xây dựng backlink của bạn. Nên dựa vào dữ liệu ở hai mục này bạn có thể lựa chọn các Referring Domain có điểm chất lượng cao để tiến hành xây dựng backlink cho website của mình.
  • Các tên miền ở mục Strong và Unique là lợi thế về backlink của bạn so với đối thủ cạnh tranh, vì vậy nên tiếp tục duy trì chiến lược backlink ở hai mục này.

Quá trình phân tích website đối thủ có thể bao gồm nhiều yếu tố khác như tên miền, chất lượng tên miền, tốc độ tải trang, thân thiện với thiết bị di động,… Tuy nhiên ba yếu tố: lượng truy cập, từ khóa và backlink mà GOBRANDING phân tích ở trên là cốt lõi của mọi website. Việc sử dụng các công cụ phân tích website đối thủ như SEMrush sẽ giúp bạn có được cái nhìn chi tiết nhất về từng đối thủ của mình, từ đó định hướng và đưa ra chiến lược tối ưu nhất cho website.

 
 
 
 
Khách | Nhập tên
Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
0 bình luận
Sắp xếp theo  Mới nhất  Cũ nhất
Đang cập nhật bình luận.
Hotline: : 077.734.0487
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0777340487 SMS: 0777340487
TƯ VẤN DỊCH VỤ

Xin chào quý khách, Chat ngay để được tư vấn!

Đóng